Cách chăm sóc gà chọi con - trong từng giai đoạn phát triển
Khi còn nhỏ, lúc này gà chọi con có sức đề kháng khá yếu, dễ bị bệnh tật xâm nhập hoặc chịu nhiều tác động từ bên ngoài. Vì vậy, quá trình thực hiện một cách chăm sóc gà chọi con trong từng giai đoạn phát triển đóng vai trò rất quan trọng. Đó sẽ là tiền đề để cho gà phát triển được tốt nhất. Mỗi một giai đoạn sinh trưởng thì gà con lại có cách chăm sóc khác nhau cả về nơi ở, chất dinh dưỡng… Dưới đây sẽ là một số nguyên tắc cơ bản trong cách chăm sóc gà con.
Cách chăm sóc gà chọi con mới nở
Gà mới nở phải được chăm sóc thật cẩn thận do sức đề kháng và khả năng chống chịu tác nhân ngoại cảnh là rất yếu. Do vậy, khi gà mới nở phải được nuôi trong chuồng úm gà được quay kín để tránh chuột bọ. Đồng thời, trải một lớp đệm trấu và thắp điện sưởi ấm 24/24 cho gà trong tuần đầu tiên.
Trong chuồng úm của gà chọi đảm bảo luôn có thức ăn, nước uống sạch sẽ cho gà. Đồng thời, trong nước uống nên pha thêm 5g đường glucozo và 1g vitamin C/ 1 lít nước uống. Để làm tăng sức đề kháng cho gà con. Kết hợp với việc thay trấu trải nền mỗi ngày để tránh vi khuẩn ẩn trong lớp nền gây hại cho gà con.
Còn đối với thức ăn dinh dưỡng trong cách chăm sóc gà chọi con nhanh lớn thì hiện nay đa phần sử dụng cám côn nghiệp. Vừa giúp gà có đủ chất mà lại nhanh lớn.
Chế độ ăn cho gà con trong tháng đầu tiên như sau:
Tuần đầu tiên: Có thể cho ăn hoàn toàn bằng cám công nghiệp mỗi ngày. Hoặc xen kẽ bữa cám công nghiệp, bữa cho ăn gạo, tấm và rau xanh băm nhỏ đều được.
Tuần thứ 2: Bắt đầu cho ăn thêm thóc xay đã được loại bỏ trấu kèm với thịt được nấu chín. Lượng rau xanh vẫn được giữ nguyên trong khẩu phần ăn
Tuần thứ 3: Loại bỏ hoàn toàn cám công nghiệp, thay thế bằng thóc xay. Kèm theo rau xanh và thịt được nấu chín.
Tuần thứ 4: Khi gà cứng cáp thì bắt đầu thả gà ra cho đi kiếm ăn cùng mẹ để tự do chạy nhảy. Nhưng vẫn đảm bảo lượng thức ăn cho các bữa chính
Lưu ý: Theo dõi tình trạng của phân gà và cho uống thuốc phòng bệnh CRD, bệnh viêm hô hấp, bệnh thương hàn… Nếu thời tiết ấm áp thì có thể gà ra ngoài tắm nắng sớm cũng rất tốt.
Cách chăm sóc gà chọi con từ 2-5 tháng tuổi
Bắt đầu giai đoạn gà thay lông và phát triển giới tính rõ ràng. Đối với gà trống sẽ bắt đầu trổ mã, trổ hình và tập gáy. Gà mái sẽ thay bằng bộ lông óng mượt và tháng thứ 5 thì sẵn sàng cho mùa sinh sản. Do vậy, ở giai đoạn này gà chần một lượng lớn chất dinh dưỡng cho quá trình phát triển cả về thể chất lẫn ngoại hình.
Ở giai đoạn này đối với gà nuôi thương phẩm cũng có thể sử dụng cám công nghiệp đậm đặc để tăng trọng lượng cho gà. Nhưng đối với gà đá thì tuyệt đối không sử dụng cám công nghiệp. Mà thức ăn chính là thóc, lúa đã được đãi sạch loại bỏ tạp chất và hạt lép. Sau đó phơi khô rồi mới cho gà ăn. Ngoài ra, gà đá cũng phải có được thêm một số chất sinh dưỡng và công việc chăm sóc như sau:
- Khẩu phần ăn: bổ sung các thức ăn dinh dưỡng: thịt bò, dế, lươn, trạch nhỏ, cá chép…
- Nếu là gà đá phải tách riêng đàn để chăm sóc cho nở mình và rậm lông
- Tắm cho gà kết hợp với cắt tỉa lông theo định kỳ
Kỹ thuật nuôi gà chọi trên 6 tháng tuổi trở lên
Khi gà đạt 6 tháng tuổi trở lên thì vẫn duy tri chế độ dinh dưỡng như những tháng trước. Tuy nhiên, đối với gà đá thì ở giai đoạn này cần thêm chế độ luyện tập từ thấp đến cao. Để rèn luyện cơ thể dẻo dai và chắc nịnh để có thể chống chịu lại đòn từ phía đối phương. Bên cạnh đó thì kết hợp với việc vô nghệ để da gà chọi trở nên dày hơn.
Cách chăm sóc gà chọi con sẽ có phần thay đổi trong từng giai đoạn phát triển. Nhưng dù ở giai đoạn nào thì cũng cần phải được phòng tránh bệnh theo định kỳ. Vừa đảm bảo sức khỏe cho gà được tốt nhất. Vừa hạn chế được tối đa các vi khuẩn, vi trùng có cơ hội xâm nhập mỗi khi thời tiết thay đổi đột ngột.
Nhận xét
Đăng nhận xét